Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì để mau khỏi?

Bệnh tay chân miệng là một trong những chứng bệnh nhiều bà mẹ có con nhỏ e ngại. Đây là một chứng bệnh đặc biệt có khả năng ảnh hưởng lớn để thể trạng và sức khỏe của trẻ do các vết lở loét xuất hiện tại nhiều vị trí, thậm chí cả trong niêm mạc miệng gây ra những đau đơn cho trẻ. Khi bị bệnh trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì để đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng hỗ trợ làm tăng sức đề kháng, cũng như đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn?

 

bệnh chân tay miệng nên ăn gì

1. Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tay chân miệng đảm bảo bổ sung đa dạng các loại thực phẩm và cung cấp đủ chất bổ dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Trong thời gian này trẻ rất nhiều khó khăn khi ăn uống nên cần chú ý cách cho trẻ ăn uống như sau:

– Chọn lựa những món mà trẻ yêu thích ăn trước để tạo hứng thú khi ăn uống cho trẻ, nếu trẻ còn quá nhỏ, mẹ nên dựa theo thái độ của trẻ trước một số món ăn đã ăn trước đó để có thể xác định được khẩu vị của trẻ dễ dàng hơn.

– Nếu khi bị tay chân miệng trẻ bị vết loét bên trong, mẹ cần nấu thức ăn dạng lỏng, mềm, nhuyễn để trẻ có thể hấp thu dễ dàng hơn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn cứng, dạng khối thời điểm này bởi việc ma sắt giữa thức ăn và vết loét có thể gây nhiễm trùng, áp xe, làm vết loét nghiêm trọng hơn.

Người bị tai biến mạch máu não nên ăn gì là tốt nhất?

Tỷ lệ người bị tai biến mạch máu não ngày càng tăng, đặc biệt là ở nam giới do những thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với những tác động lớn đến người bệnh nếu không được…

– Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn khi còn nóng, hãy chờ thức ăn nguội, không quá lạnh để trẻ có thể ăn dễ dàng hơn. Ăn đồ quá nóng có thể ảnh hưởng đến cổ họng  của trẻ, có thể gây tổn thương nghiêm trọng mà mẹ có thể không hề hay biết.

bệnh tay chân miệng nên ăn gì

– Không chọn những loại thực phẩm, món ăn có tính axit cao, nhiều vị chua có thể làm rát các vết loét trong khoang miệng của trẻ.

– Chia nhỏ thời lượng các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị đói khi bị bệnh cũng như giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất liên tục.

– Không ép trẻ ăn mà nên dỗ dành trẻ từ từ, thúc ép trẻ ăn có thể khiến trẻ hình thành tâm lý sợ thức ăn, lười ăn về sau.

– Chọn những loại thìa, muỗng cạnh bo tròn, không sắc để cho trẻ dùng. Những loại thìa, muỗng bằng kim loại có cạnh mảnh sẽ đụng đến vết thương trong khoang miệng của trẻ.

– Nếu trẻ vẫn còn đang bú hãy cho trẻ bú như bình thường, chia thời gian bú trong ngày thêm nhiều lần hơn để tăng cường dưỡng chất cho trẻ.

– Cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý để khử trùng khoang miệng, giúp các vết thương mau lành hơn. Để trẻ nghỉ ngơi 3-4 phút sau khi súc miệng rồi mới cho ăn bữa tiếp theo.

Người bị bệnh suy tủy nên ăn gì?

Suy tủy là một chứng bệnh nguy hiểm xảy ra do tình trạng cơ thể không sản sinh kịp và đủ lượng tế bào máu cần thiết, dẫn đến tình trạng giảm các tế bào ở các loại hồng cầu bạch cầu hạt, tế bào môn, tiểu cầu và có…

– Bổ sung cho trẻ các loại nước ép trái cây ít vị chua để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp đẩy nhanh khả năng của hệ miễn dịch và làm lành vết thương trên cơ thể hơn.

– Thức ăn chế biến cho trẻ bị tay chân miệng nên hạn chế nêm nhiều gia vị, cũng như không cho thêm các hương vị cay, nóng vào có thể khiến trẻ bị nóng, bỏng miệng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

– Nếu được chỉ định từ bác sĩ, cho trẻ uống bổ sung viên vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và chữa bệnh hiệu quả hơn.

2. Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần quan tâm một số vấn đề sau đây để chăm sóc trẻ hiệu quả hơn:

bệnh tay chân miệng nên ăn gì

– Luôn cho trẻ ăn đúng bữa, đúng thời gian và cho trẻ nghỉ ngơi điều độ để thể trạng được khỏe mạnh.

– Thực đơn dinh dưỡng luôn tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây, kết hợp bằng việc xay thành cháo dinh dưỡng và làm nước ép để trẻ uống.

– Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ cũng như dạy trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân, biết tự rửa tay trước khi ăn, không chạm tay vào đất cát, đồ vật bẩn và đưa lên miệng cũng như tự giữ gìn thân thể sạch sẽ.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư vú nên ăn gì?

Ung thư vú luôn là một trong những chứng bệnh ung thư có tỷ lệ xuất hiện cao nhất ở nữ giới, và là một trong những nỗi lo lớn về sức khỏe của các chị em phụ nữ. Những biện pháp ngăn ngừa ung thư vú vẫn thường xuyên…

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh tay chân miệng, cũng như nên cho con em mình ở nhà khi bị bệnh để tránh lây lan dịch bệnh.

– Thời gian để trẻ lành bệnh thường từ 5-10 ngày, không cần quá đặt nặng vấn đề dinh dưỡng và cho trẻ ăn uống món ăn yêu thích nếu có thể để tâm lý của trẻ được thoải mái hơn.

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện theo dịch và có nguy cơ nhiễm bệnh cao ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 3-5 tuổi. Khi trẻ có những biểu hiện tay chân miệng mẹ nên bình tĩnh và cho trẻ khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì là một vấn đề cần thiết mẹ cần quan tâm để giúp trẻ mau lành bệnh hơn. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện tay chân miệng, mẹ nên bình tĩnh và cho trẻ đến khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Theo camnang.online tổng hợp