Bé biếng ăn kéo dài qua ngày này tháng nọ luôn khiến các mẹ lo lắng. Trong quá trình phát triển và lớn lên, hầu như bé nào cũng đều trải qua giai đoạn biếng ăn nhất định. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và không được khắc phục ngay có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất ở bé. Chậm lớn hay suy dinh dưỡng là vấn đề khó tránh khỏi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé biếng ăn kéo dài
Chứng bé biếng ăn kéo dài có nghĩa là một bữa ăn của bé kéo dài trên 30 phút và tình trạng này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên trong nhiều ngày. Theo các bác sĩ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
1. Trẻ đang bệnh
Hầu như các bệnh nhiễm khuẩn dù ở mức độ nặng hay nhẹ khi xuất hiện đều làm bé chán ăn, biếng ăn. Một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như: viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm V.A, viêm dạ dày và ruột, các bệnh về đường mật, tiêu chảy, thiếu máu, còi xương, cơ thể thiếu vitamin…
2. Thói quen sai lầm về ăn uống
Sự thay đổi trong chế độ ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn kéo dài. Có thể mẹ cho bé ăn những món mới lạ, cơ thể bé chưa thích ứng kịp. Có thể mẹ cho bé ăn với lượng quá nhiều bé không tiêu hóa được hết.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 1-3 tuổi thường hay có những trường hợp bỗng nhiễn gào khóc, cáu gắt. Thậm chí cả những trẻ lớn khi không có được điều mình muốn cũng rất dễ dùng cách ăn vạ, khóc lóc để cha mẹ phải đồng…
3. Chớ bỏ qua yếu tố tâm lý
Mỗi gia đình đều có một cách sinh hoạt riêng. Một số phụ huynh vì vô tình đặt nặng chuyện ăn của con khiến bé có cảm giác sợ hãi. Nhiều trường hợp đánh đập, la mắng khiến tâm lý bé bị ảnh hưởng.
4. Món ăn không hợp khẩu vị
Trong cách chế biến món ăn cho bé, chúng ta cần nhớ nêm thật lạc, đặc biệt cho ít muối. Đừng nghĩ rằng hương vị càng đậm đà theo khẩu vị của mình thì bé sẽ cảm thấy ngon. Mùi vị quá nồng gây ảnh hưởng đến sự phát triển vị giác của trẻ dẫn đến tình trạng bé biếng ăn kéo dài qua nhiều ngày.
5. Cha mẹ cãi nhau trong bữa ăn
Nhiều phụ huynh lớn tiếng vào giờ ăn khiến con không còn tha thiết ăn uống nữa. Một số nhà còn đập cả chén dĩa khiến tâm lý của bé thêm sợ hãi và ám ảnh mỗi khi đến bữa ăn.
Những hậu quả xấu khi bé cứ biếng ăn mãi
– Suy dinh dưỡng: Bé biếng ăn kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng mà còn khiến bé không thể đáp ứng được chỉ số tăng trưởng với các bạn đồng trang lứa. Biểu hiện dễ nhận biết là bé thấp bé và còi cọc. Ngoài ra, trẻ còn dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch kém.
– Trẻ chậm phát triển trí tuệ và khả năng học tập giảm sút. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, chỉ số phát triển trí tuệ MDI của những bé biếng ăn kéo dài chỉ đạt trung bình 96 điểm. Con số này thấp hơn 14 điểm so với những bé bình thường khác ở cùng độ tuổi.
Thai nhi 36 tuần tuổi cũng là lúc em bé của chúng ta bước gần đến ngày chào đời hơn. Chắc chắn giờ đây mẹ bầu nào cũng đang rất hồi hộp đúng không nào? Vậy còn em bé thì sao? > Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi mà…
– Trẻ có nguy cơ tự kỷ cao. Đây là kết quả nghiên cứu được đưa ra từ trường Đại học Cambridge – Vương quốc Anh. Những trẻ biếng ăn thường có xu hướng khép mình, quan tâm chi tiết quá mức, khó hòa nhập cộng đồng, thiếu bạn bè.
– Thấp còi khi trưởng thành là hậu quả khó ai ngờ đến nhưng lại xảy ra phổ biến. Các nhà khoa học cho rằng ở thời điểm bé 3 tuổi cần được nuôi dưỡng tốt. Nếu thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này bé sẽ thấp bé, nhẹ cân và kém chiều cao hơn những đứa trẻ khác.
Mách các mẹ một số “chiêu” trong trường hợp này
1. Nâng cao chất lượng bữa ăn
Một bữa ăn được gọi là “chuẩn” cần phải đảm bảo 4 nhóm chất bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Hiểu đơn giản bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ cơm (bột, cháo, bún, hủ tiếu…), thịt cá, canh rau hoặc các món rau xào, luộc…và trái cây.
2. Cho bé ăn theo nhu cầu
Hãy để bé thoải mái lựa chọn ăn những món mình thích. Các phụ huynh đừng quá ép những món bé không thích. Hãy chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé không bị áp lực vì làm việc quá tải.
3. Không cho con vừa xem tivi vừa ăn
Hãy tập cho bé thói quen chỉ tập trung vào ăn mỗi khi đến giờ ăn. Các mẹ có thể cho con ngồi vào bàn và ăn cùng bé. Cách này giúp bé bắt chước theo người lớn và tập trung ăn ngon miệng hơn. Chúng ta cần dạy con rằng ăn xong mới được làm chuyện khác.
Chào mừng mẹ và bé cùng nhau bước đến tuần thứ 16 của thai kỳ, lúc này thai nhi 16 tuần tuổi rồi đấy, thế em bé của chúng ta có những điểm gì mới so với trước đây? Chúng ta cùng tìm hiểu sự phát triển kì diệu của bé…
4. Chọn chén bát phù hợp với bé
Bạn có nghĩ rằng chén bát và đồ đựng thức ăn đẹp sẽ kích thích tâm lý thèm ăn của bé? Chén bát của người lớn có kích thước lớn lại đơn giản về màu sắc. Bé không thích đâu nhé! Để con thích thú hơn mỗi khi đến giờ ăn, bạn nên mua chén bát dành riêng cho con với trọng lượng nhẹ hơn, màu sắc và hình ảnh sống động hơn.
5. Đưa con đi khám
Nếu các mẹ thấy con đang gặp phải những triệu chứng này: sụt cân liên tục, rụng tóc, sức ăn giảm…Hãy nhanh chóng đưa bé đến Viện dinh dưỡng hoặc các cơ sở chuyên khoa uy tín để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác.
Nếu tình trạng bé biếng ăn kéo dài trong giai đoạn mọc răng nhưng bé vẫn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa bình thường thì các mẹ không nên lo lắng quá! Còn nếu vẫn chưa yên tâm, chúng ta có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và sớm tìm ra phương pháp hợp lý nếu bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Theo Camnang.online tổng hợp