Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần thứ 4 là đánh dấu sự phát triển của thai nhi được tròn 1 tháng. Vậy chúng ta cùng xem thai nhi 4 tuần tuổi đầu tiên phát triển như thế nào nhé!

thai nhi 4 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Tuần thứ 4 là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé, trong 3 tuần trước thai nhi còn rất nhỏ, chỉ thấy phần đầu hình thành và phình to nhưng sau đó những bộ phận khác như tứ chi và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành và phát triển. Trong thời điểm này nhau thai và dây rốn cũng bắt đầu hoạt động để đưa dưỡng chất và oxy đi nuôi phôi thai.

Điểm chú ý là màng ối và noãn hoàng hình thành để bảo vệ bào thai nhỏ bé. Màng ối đầy nước sẽ bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển. Còn noãn hoàng có nhiệm vụ tạo máu và nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai thay thế vị trí đó.

Chúng ta cùng theo dõi em bé đã thay đổi như thế nào trong tuần thứ 4 này nhé!

Ngày 22: Mạn lưới mạch máu sơ khai hình thành

Ngày 23: Noãn hoàng, nhau thai và màng ối bắt đầu hình thành để bảo vệ bào thai.

Ngày 24: Thai nhi phát triển khá nhanh, nhưng về cơ bản là còn rất bé.

Ngày 25: Hệ thần kinh phát triển và não bộ cũng dần dần được hình thành.

Ngày 26: Mắt và tai được hình thành, mặc dù chưa được rõ ràng.

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm hay không?

Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu bị giảm sút, cơ thể không còn được khỏe như trước kia cho nên bà bầu thường xuyên bị một số bệnh cảm cúm, ho, sốt... Vậy bà bầu bị sốt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hay không? Bà…

Ngày 27: Khung xương được hình thành, các mô xương cũng bắt đầu hình thành và phát triển theo từng ngày.

Ngày 28: Thai nhi nằm trọn trong túi noãn hoàng và nữ hoàng có tác dụng tạo máu để nuôi dưỡng phôi thai.

Những dấu hiệu của bà mẹ trong tuần thứ 4 này:

  • Dấu hiệu thai nghén ngày càng rõ rệt.
  • Nhạy cảm với mùi.
  • Mệt mỏi và cơ thể như bị kiệt sức
  • Căng hai bầu vú và có những thay đổi về màu sắc, kích thước.
  • Đau đầu, nhức lưng.

Trong tuần thai này mẹ nên làm gì?

thai nhi 4 tuần tuổi
Dấu hiệu của mẹ khi thai nhi 4 tuần tuổi

Bắt đầu những bài tập chuyên dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung Vitamin, sắt để nuôi bào thai. Đặc biệt mẹ không được uống thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ.

Có nhiều mẹ bầu vẫn còn cảm giác căng thẳng, áp lực về tâm lý nhưng các mẹ phải cố gắng giữ bình tĩnh, giảm những căng thẳng, mệt mỏi, phải thư giản thoải mái thì bé mới có thể phát triển ổn định được.

Trong quá trình mang thai mẹ nên ngủ nhiều để bù lại những mệt mỏi và nên ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đặc biệt mẹ bầu không nên dùng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích, những chất này rất hại cho sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Chúc cho mẹ nhiều sức khỏe để bảo vệ cho bé nhé!

Bà bầu ăn dứa có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Dứa là món trái cây tráng miệng được rất nhiều thích, bởi dứa có vị chua chua, ngọt ngọt lại giòn giòn. Nhưng đối với bà bầu ăn dứa có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe thai nhi hay không? Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu có được…