Thai nhi 23 tuần tuổi và những điều mẹ cần biết

Mừng các mẹ bầu đến với thai tuần thứ 23, ở tam cá nguyệt thứ hai trong 40 tuần thai. Thai nhi 23 tuần này có những thay đổi như thế nào mời các bạn cùng xem nhé!

Lại một tuần nữa lại rồi qua, càng ngày càng rút ngắn khoảng thời gian bé chào đời lại. Bố mẹ đang mong ngóng sự ra đời của bé yêu, thế còn em bé của chúng ta có mong ngóng chào đời không? Em bé đã hành trang những gì để bước vào cuộc sống mới chưa?

1. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 23 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi

Ở tuần thứ 23 này em bé của chúng ta đã dài khoảng 30 cm, so với tuần trước thì em bé dài thêm khoảng 4cm rồi đấy. Cân nặng của bé lúc nào ở khoảng 600 gam. Cơ thể của bé đang trong thời gian phát triển mạnh cho nên cơ thể bé ngày càng đầy đặn lên, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng ở tuần sau và những tuần sau đó nữa.

Nếu như đi siêu âm ở tuần này bạn sẽ thấy những đường nét rõ ràng trên khuôn mặt bé, nhưng sắc tố cho tròng đen của mắt vẫn chưa hình thành, nhưng sẽ hình thành nhanh trong những tuần sắp tới thôi.

Sự phát triển của bé gắn liền với sự dài ra của dây rốn, lúc này dây rốn có chiều dài khoảng 55 cm và chính sợi dây rốn được hình thành bằng 2 động mạch và 1 tĩnh mạch là sự kết nối sự sống giữa mẹ và bé, giúp cho bé có thể trao đổi chất với cơ thể mẹ, Sợi dây rốn này có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của bé.

Những điều mẹ cần biết khi bé bị bệnh Zona

Bé bị bệnh Zona hay trong dân gian còn gọi là bệnh dời leo rất hay mắc phải ở trẻ em. Bệnh Zona bị gây ra bởi virus herpes zoster, virus này còn được biết đến là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Trong điều kiện thời tiết với độ…

Những mạch máu trong phổi của bé được hình thành ở những tuần trước và đang phát triển mạnh mẽ ở tuần này để chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau này.

Ở tuần này những giác quan của bé tiếp tục phát triển, đặc biệt thính giác của bé càng nhạy hơi, những âm thanh bên ngoài bé đều cảm nhận được.

Thai nhi 23 tuần tuổi

Đối với thai nhi thì như thế vậy còn đối với mẹ bầu thì sao? Cơ thể mẹ có những điểm gì mới hay không?

2. Sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu

Bên cạnh tâm lý bồi hồi, nôn nao xen lẫn với hạnh phúc thì trong cơ thể của mẹ bầu có những thay đổi về mặt thể chất. Cụ thể là sự thay đổi đó như thế nào?

Thai nhi ở tuần 23 được cung cấp một lượng nước lớn, vì vậy chúng có thể tụ lại thành một lớp mỏng xung quanh vùng mặt khiến mặt và mí mắt của mẹ dường như bị sưng phồng lên, nhất là lúc sáng sớm khi thức dậy. Đôi lúc mẹ sẽ thấy mặt mình có vẻ hơi nặng nặng, đem lại cảm giác khó chịu.

Quầng vú của mẹ lúc này đã thâm hơn và quầng thâm ngày càng rộng hơn vì bầu vú đang làm nhiệm vụ tích lũy sữa cho bé.

Có lẽ lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi khó chịu vì phần lưng dưới của mình đau nhức cả ngày và phần ống chân trở xuống sưng to càng làm cho mẹt thêm mệt mỏi, khó chịu hơn nữa. Vì chân sưng to cho nên mẹ sẽ không xỏ vừa những đôi giày bình thường nữa, bạn nên lựa loại giày lớn hơn 1 số.

Khi mới mang thai nên ăn gì là tốt nhất?

Sau tin vui mang thai thì mẹ bầu hãy chuẩn bị cho mình một thực đơn tốt nhất để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ. Vì thời gian đầu mang thai là giai đoạn quan trọng, thai nhi lúc này chỉ vừa mới được hình thành cho nên…

Thai nhi 23 tuần tuổi
Mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm kích thích nhé!

Mẹ nên dành thời gian buổi sáng để tập thể dục nhé, nhưng vận động nhẹ nhàng để quá trình lưu thông máu tốt hơn. Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng không có nghĩa là một yên một chỗ, vì như vậy sẽ làm cho mẹ càng thêm mệt mỏi và chân càng ngày sưng càng to.

Lưu ý, sưng chân ở mức độ vừa phải thì không có gì đáng lo lắng nhưng nếu như sưng to lâu dài kết hợp với những triệu chứng đau nhức khó chịu thì nên đến gặp bác sĩ gấp để được tư vấn thêm nhé!

Bà bầu luôn có cảm giác thèm ăn liên tục và ăn hoài vẫn không thấy no. Nhiều mẹ bầu thích ăn loại bánh quy và bánh ngọt nhưng những loại bánh này không hề tốt cho sức khỏe của mẹ. Hơn nữa mẹ bầu nên chuyển sang trái cây hoặc bánh mì làm từ lúa mạch nguyên chất sẽ tốt hơn cho mẹ và bé.

Trong giai đoạn này hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra, nhưng không sao vì đó là hiện tượng bình thường hay thấy trong khi mang thai. Nhưng không phải thấy chảy máu thì hạn chế đánh răng lại mà nên đánh đúng theo quy định nhé. Nên chọn cho mình loại bàn chải khác mềm hơn, hạn chế làm tổn thương chân răng.

Lúc này tâm lý mẹ bầu có một chút thay đổi so với những tuần đầu của thai kỳ, mẹ hay suy nghĩ nhiều hơn về sự ra đời của con, mẹ băn khoăn không biết những gì mình chuẩn bị có đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu cho em bé hay không? Mẹ hay lo lắng sẽ sinh non và tâm trạng lo lắng này tăng gấp bội lần đối với những mẹ bầu nào có tiền sử sinh non trước đó.

Dấu hiệu nào cho thấy bé bị dị ứng sữa bò?

Bé bị dị ứng sữa bò là tình trạng xảy ra phổ biến bởi sữa bò chứa một lượng lớn các protein lạ khiến hệ tiêu hóa của bé không thể hấp thu. Theo thống kê có khoảng 2-3% trẻ nhỏ hơn 3 tuổi đều gặp phải tình trạng này và…

3. Một số lời khuyên dành cho mẹ thời kỳ này

Khi đi ô tô mẹ nên thắt dây an toàn đúng cách, bởi vì cơ thể mẹ lúc này nặng nề hơn nhiều cho nên mẹ không còn khả năng xử lý sự cố nhanh và khéo léo như trước được nữa.

Khi thai đã lớn như thế này thì nhất định mẹ bầu phải nằm nghiêng khi ngủ, khi nằm nghiêng mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn và an toàn cho thai nhi nữa.

Mẹ nên tránh xa mùi thuốc lá nhé, mùi thuốc lá sẽ làm cho bạn cảm thấy tình trạng sức khỏe càng thêm tồi tệ và dĩ nhiên thai nhi cũng không thể khỏe mạnh nếu như lượng khói thuốc ngày càng nhiều.