Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Mẹ và bé đã cùng nhau bước đến tuần thứ 28 của thai kỳ, khoảng thời gian đến ngày vượt cạn ngày càng ngắn lại và thai nhi 28 tuần tuổi này phát triển như thế nào rồi?

thai nhi 28 tuần tuổi
Thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi tuần thứ 28 này thực sự phát triển thành một em bé hoàn thiện, còn tử cung của mẹ thì ngày càng chật chội, không còn nhiều chỗ trống để bé quậy cựa trong đó nữa. Đối với mẹ thì càng ngày càng hồi hộp vì ngày vượt cạn sắp đến.

1. Sự phát triển của thai nhi

Lúc này em bé đã nặng được 1,2 kg và dài khoảng 38 cm, đôi mắt của bé tiếp tục hoàn thiện và các cơ bắp lúc này đã vững chãi hơn nhiều, lá phổi bây giờ đã hít thở và lấy được không khí.

Phần đầu của bé phát triển ngày một lớn để tạo không gian chõ bộ não phát triển. Đây là quá trình não bé phát triển phức tạp nhất, vào thời điểm hiện tại não bé đang phẳng nhưng trong các tuần tới não bé sẽ có nhiều nếp nhăn hơn, một quá trình hình thành phức tạp bắt đầu.

thai nhi 28 tuần tuổi
Trong tuần này thai nhi có những điểm phát triển mới

Phần gai lưỡi của bé cũng được hình thành, chính vì vậy mà vị giác của bé cũng phát triển hơn hẳn.

Khuôn mặt của bé đã phát triển khá đầy đủ, phần lông mi và lông mày của em bé lúc này đã mọc đầy đủ, tóc cũng mọc nhiều hơn trước đấy.

Cần cẩn trọng khi bé bị dị ứng kháng sinh

Về nguyên tắc, trước khi bé dùng thuốc kháng sinh phải có sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên tình trạng mua thuốc kháng sinh cho bé tràn lan ở bên ngoài vẫn diễn ra hàng ngày. Và một trong những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến là…

Đối với em bé thì như vậy riêng đối với mẹ bầu thì sao nhỉ?

2. Sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu

Lúc này bụng bầu của mẹ đã rất to, khoảng cách từ tử cung đến rốn lúc này khoảng 9cm. Mẹ bầu cảm thấy rất nặng nề, thậm chí cảm thấy mình không thể đứng vững trên đôi chân nữa. Lúc này có lẽ là mẹ đã tăng khoảng hơn 8kg kể từ lúc mang thai đến giờ.

Trong thời điểm này mẹ bầu sẽ xuất hiện những hiện tượng bất thường trên cơ thể như: đau nhức chân tay, chuột rút hay bệnh trĩ… nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá vì những triệu chứng này sẽ hết ngay khi bạn sinh em bé xong, cho nên mẹ bầu cứ thoải mái nghỉ ngơi để hạn chế tối đa những hiện tượng này.

Trong giai đoạn này mẹ bầu chú ý không nên đứng hoặc ngồi quá lâu nhé, vì sức ép của tử cung sẽ làm cho mẹ cảm thấy không còn đủ sức để đi lại quá nhiều. Mẹ bầu nhớ ăn nhiều chất xơ để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn nhé! Bên cạnh đó mẹ bầu cần thường xuyên uống nước và tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

3. Mẹ bầu nên làm gì lúc này?

Vào lúc này mẹ bầu nên cố gắng ăn uống để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất dinh dưỡng, bé cần nhiều axit folic và Vitamin, mẹ bầu nên tập trung vào những thức ăn có chứa những chất đó để kịp thời cung cấp cho bé.

Da bé bị đốm trắng có thể điều trị bằng cách nào?

Theo các chuyên gia da liễu thì hiện tượng trên là do vi nấm Pityrosporum Ovale gây ra, chúng tác động vào lớp biểu bì của da và làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên dấu hiệu vùng da bé bị đốm trắng hơn hẳn những vùng da…

Trong tuần này mẹ bầu cũng nên ăn thêm hoa quả, đặc biệt là ổi, trong thành phần của ối có chứa nhiều Vitamin C, gấp 5 lần so với cam cho nên ăn ổi ở thời điểm này là cần thiết. Nhưng khi lựa ổi bạn nên chọn những quả tươi, đảm bảo không phun thuốc vì thời kỳ này khá nhạy cảm, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Những lúc thấy cơ thể mình mệt mỏi thì nên dừng lại nghỉ ngơi, uống nhẹ một ly sữa nóng rồi đi ngủ để giấc ngủ của bạn sâu hơn và dễ chịu hơn.

Táo bón vẫn còn đeo bám bạn đến lúc này, đi kèm với táo bón là hiện tượng ợ nóng và đầy hơi. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ăn.

Lúc này có lẽ mẹ bầu nên tăng thời gian khám thai lên, nên khám 2 tuần 1 lần để theo dõi những bước tiến của thai nhi. Thai nhi lúc này vẫn còn quẩy đạp mạnh trọng bụng mẹ nên có lẽ mẹ sẽ thấy hơi nhột, nhưng nếu như quá mạnh mẹ sẽ thấy hơi đau.

Đến lúc này có lẽ bầu ngực của mẹ ngày càng phát triển hơn, mẹ nên chọn cho mình những chiếc áo ngực nào thoải mái, rộng rãi nhưng vẫn có thể nâng được bầu ngực quyến rũ của mẹ bầu.

thai nhi 28 tuần tuổi
Bố mẹ chuẩn bị cho sự ra đời của bé

Mẹ bầu nên liệt kê tất cả những công việc cần làm cho một bà mẹ chuẩn bị vượt cạn, nếu như mẹ bầu thấy thiếu vật dụng gì thì ghi chú lại để sắm sửa cho đủ, tránh trường hợp lúng túng trước khi sinh.

Thai nhi 36 tuần tuổi và những điều cần biết

Thai nhi 36 tuần tuổi cũng là lúc em bé của chúng ta bước gần đến ngày chào đời hơn. Chắc chắn giờ đây mẹ bầu nào cũng đang rất hồi hộp đúng không nào? Vậy còn em bé thì sao? > Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi mà…

Chúc cho mẹ và em bé khỏe mạnh nhé!