Trẻ sơ sinh rất dễ bị sặc sữa nếu mẹ cho bú sai cách. Tình trạng sặc sữa ở trẻ nếu không được xử lý đúng cách rất dễ khiến trẻ bị trớ, hóc, nôn, tác động đến hô hấp của trẻ cũng như làm trẻ hình thành nên thói quen sợ bú rất nguy hiểm. Biểu hiện sợ bú sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng. Những cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa dưới đây giúp các mẹ không còn phải lo ngại về tình trạng này. Đồng thời có thêm kinh nghiệm cho trẻ bú đúng cách hơn.
- Cách xử lý khi trẻ bị co giật mẹ cần biết
- Các biến chứng viêm phổi nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ
- Gợi ý 3 ý tưởng kinh doanh sáng tạo cho bạn trẻ khởi nghiệp ít vốn
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa. Có thể kể đến:
– Mẹ cho bú sữa sai tư thế, cho trẻ bú khi nằm ngửa hoặc cổ nâng quá cao, quá thấp.
– Lượng sữa chảy ra nhiều đột ngột do lỗ núm vú quá rộng hay sữa mẹ đột ngột ra nhiều, khiến trẻ không đủ thời gian để thở và bú kịp lượng sữa chảy ra.
– Khi trẻ đang khóc và cho trẻ bú để giúp trẻ mau nín, đột ngột được dí sát đầu núm sữa vào miệng khiến trẻ không đủ khoảng cách để thở và bị sặc.
Táo bón là hiện tượng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai, hầu như ai mang thai cũng đều bị hiện tượng này. Thế khi bà bầu bị táo bón phải làm sao? Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm đến thai nhi hay không? Bà bầu bị…
– Trẻ khi biết nhận thức nếu vừa bú vừa được mẹ thu hút, khi trẻ cười hoặc há rộng miệng có thể khiến sữa trào ra nhiều và bị sặc.
2. Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa
Để đảm bảo xác định đúng trẻ đang bị sặc sữa và sử dụng phương pháp chăm sóc phù hợp, những dấu hiệu nhận biết sau đây giúp mẹ nhận biết trẻ bị sặc sữa sớm hơn.
- Trẻ đang bú đột ngột ho mạnh, sặc, mặt tím tái, trào ngược sữa từ trong miệng ra ngoài, khóc nhiều.
- Sữa thậm chí trào ngược ra từ lỗ mũi, miệng của trẻ khiến trẻ la khóc liên tục, hốt hoảng, da xanh tái. Cơ thể co cứng lại hoặc đột ngột mềm nhũn, nghe những tiếng ho, hóc sữa xé tai.
- Những trường hợp hóc sữa kéo dài có thể sinh ra những biến chứng tim ngừng đập, ngưng thở và tử vong cao nếu không được sơ cứu kịp thời.
3. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Tình trạng bị sặc sữa cần có những cách sơ cứu bài bản, đúng cách nếu không bé có thể bị sặc nặng hơn, có thể gây ngạt thở và tử vong. Những cách xử lý trẻ bị ngạt sữa sau đây mẹ cần biết:
– Đặt trẻ nằm ở tư thế thích hợp, lấy sữa ra khỏi miệng trẻ càng nhiều càng tốt, tránh để sữa chảy ngược vào cổ họng, nhanh nhất là dùng miệng hút sữa trong miệng của bé. Hút càng nhanh và càng mạnh để lấy phần sữa còn sâu trong khí quản, để hạn trẻ tình trạng trẻ bị tắc thở lâu, có nguy cơ thiếu oxy lên não gây di chứng hoặc tử vong.
Bé bị bệnh Zona hay trong dân gian còn gọi là bệnh dời leo rất hay mắc phải ở trẻ em. Bệnh Zona bị gây ra bởi virus herpes zoster, virus này còn được biết đến là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Trong điều kiện thời tiết với độ…
– Vỗ lưng để trẻ nôn sữa ra ngoài, khi có những biểu hiện thở khò khè do khó thở, tím tái, cần để trẻ nắm sấp, đầu hạ xuống thấp hơn cánh tay. Vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, vị trí giữa 2 xương bả vai và lật trẻ lại quan sát. Khi trẻ hết khóc và giảm bớt tím tái làn da thì đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và chăm sóc. Lưu ý khi vỗ lưng trẻ phải dùng lực vừa đủ, không quá mạnh có thể gây tổn thương tim, ngạt thở và làm sốc, thậm chí tác động đến hệ thần kinh của trẻ cũng như để lại những di chứng về sau. Tốt nhất các mẹ nên học cách sơ cứu cụ thể từ trước với sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để có thể thực hiện về sau nếu trẻ trong nhà gặp vấn đề này.
– Mẹ cũng có thể dùng ngón trỏ ấn lên ngực trẻ, ngón giữa ấn vài nửa dưới xương ức, điểm cụ thể là ở trên xương ức và đường nối 2 bên ngực. Ấn lực vừa đủ liên tiếp 5 cái, quan sát biểu hiện của trẻ xem có dễ thở hơn không. Nếu vẫn còn tình trạng khó thở, tím tái thì lặp lại động tác, làm tối đa 6 lần liên tiếp và đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tránh tình trạng ngạt thở, não bị thiếu oxy.
4. Những lưu ý để trẻ bú không bị sặc
Những lưu ý dưới đây giúp mẹ có những biện pháp an toàn để chăm sóc giúp trẻ tránh được nguy cơ bị sặc sữa do ngồi, bế, nằm sai tư thế. Cụ thể:
Nhiều trẻ nhỏ khi bước sang giai đoạn ăn dặm thường nảy sinh ra những tình trạng biếng ăn, lười ăn, từ chối thức ăn khi đến bữa. Tình trạng nảy xảy ra thường do rất nhiều nguyên nhân tác động, như là bé chưa quen với các món ăn…
Không nên cho bé vừa bú vừa ngủ, đánh thức trẻ cho tỉnh táo hoàn toàn, đang đói bụng rồi mới cho bú.
Không trêu đùa, làm bé mất tập trung khi đang bé, để bé cười có thể khiến bé bị sặc sữa.
Khi cho bú nên bé cao đầu, sao cho trẻ ở tư thế dễ chịu, thoải mái nhất, nếu bế mà trẻ la khóc nhiều là do đang ở trong tư thế không thoải mái, không để cổ gập hoặc ngửa bởi nguy cơ sặc sữa là chắc chắn xảy ra.
Khi cho bú, mẹ nên quan sát đến biểu hiện của trẻ, nếu thấy cơ mặt của trẻ được thoải mái, trẻ bú nhanh và thuận tiện, không la khóc chứng tỏ thế cho trẻ bú này phù hợp.
Một số cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa mẹ quan tâm đã được giới thiệu đến với bạn, mẹ nên lưu ý và cho trẻ bú sữa đúng cách để đảm bảo trẻ không gặp phải những tai nạn đáng tiếc.
Theo camnang.online tổng hợp