Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có nguy cơ ngày càng tăng cao do những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý cũng như không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Bệnh tiểu đường thường xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trung niên và là một trong những chứng bệnh mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu não, tai biến… Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để có được một chế độ dinh dưỡng để điều trị bệnh phù hợp nhất?
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Để xây dưng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo an toàn cho người bị tiểu đường, cần nắm rõ các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hằng ngày:
– Chi khẩu phần ăn đồng đều cho các bữa, đảm bảo không gây thiếu năng lượng trong ngày cũng như không nhịn ăn, bỏ bữa có thể gây suy nhược và khiến mức đường huyết tăng cao.
– Thời gian ăn uống luôn đúng giờ, không thất thường để đảm bảo cơ thể làm quen với chế độ ăn uống có khoa học.
– Không ăn quá nhiều hoặc quá ít, ăn quá nhiều có thể gây no, mệt mỏi, ăn quá ít thường mau đói, không cung cấp đủ năng lượng hoạt động.
Gạo lứt là loại gạo thông thường chỉ được xay sơ và vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên có màu nâu. Không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà gạo lứt còn có nhiều công dụng vô cùng có lợi cho sức khỏe cũng như…
– Khi đã xây dựng chế độ dinh dưỡng và đang tuân theo thì không nên thay đổi thành phần, cấu trúc món ăn, khẩu phần các bữa ăn sẽ gây rối loạn tiêu hóa, giảm hiệu quả của chức năng trao đổi chất.
– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với 4-5 bữa ăn trong ngày.
– Tuyệt đối không ăn đường và các loại đồ ăn ngọt, hạn chế thêm đường trong chế biến các món ăn.
– Ăn nhạt, không nêm nhiều gia vị để giảm bớt lượng muối có nguy cơ tăng lượng cholesterol trong máu.
2. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Từ đó ta có thể chọn lựa được loại thực phẩm phù hợp và lên kế hoạch xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường:
– Luôn ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ
Trong rau củ quả và các loại trái cây luôn cung cấp một lượng chất xơ dồi dào, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là nguồn thực phẩm hữu ích nhất để tăng cường các chất chống oxy hóa, ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, hợp chất phytochemical có trong rau củ quả cũng giúp thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, đẩy lùi được nhiều chứng bệnh và giảm thiểu đái tháo đường.
Đối với người bị tiểu đường, nên ăn những loại rau xanh có vị nhạt như rau cải, cà chua, súp lơ, rau bina… Hạn chế ăn những loại củ quả có tính ngọt như bí đỏ, cà rốt, củ sắn, dền… dù là glucoso an toàn nhưng có thể gây tăng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.
Sởi là một trong những chứng bệnh được bộ Y tế khuyến cáo tiêm phòng để ngăn ngừa virus sởi lây lan và tác động đến sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi đến kì dịch bệnh. Hầu hết người bị nhiễm sởi một lần sẽ không bị…
Khi ăn trái cây, chỉ nên ăn hạn chế và ăn các loại có nhiều vị chua, nhạt hơn là những loại quả có vị ngọt cao như dâu, nho, táo, quýt… Tuy vậy ta cũng không nhất thiết phải kiêng cữ hoàn toàn, bổ sung một lượng đường chậm có trong trái cây sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mà không phải lo lắng nguy cơ tăng đường huyết trong máu.
– Protein
Ăn một lượng vừa đủ những loại protein an toàn như thịt gà, thịt bò hơn là các loại thịt mỡ như thịt heo. Những loại protein thực vật có trong đậu cũng sẽ an toàn hơn cho người bị tiểu đường, nhưng cần đảm bảo không hấp thu quá nhiều vượt quá lượng mức đường huyết trong máu.
Tốt nhất nên chọn ăn protein động vật từ cá, vừa cung cấp chất béo và chất đạm, vừa bổ sung thêm các loại axit béo và omega 3 để có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn.
– Tinh bột
Tuyệt đối kiêng kị tinh bột làm từ bánh mĩ, ngũ cốc tách hạt, gạo. Chỉ nên chọn lựa tinh bột an toàn như gạo lứt, yến mạch, khoai lang để làm no.
– Chất béo.
Cơ thể người bị tiểu đường không thể kiêng chất béo hoàn toàn. Do vậy hãy chọn lựa bổ sung những loại chất béo an toàn là từ thực vật như bơ, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng.
Bệnh Lupus nên ăn gì để kiểm soát và điều trị bệnh một cách hiệu quả là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bệnh Lupus xuất hiện với rất nhiều triệu chứng như nổi ban đỏ, đau và sưng khớp, đau cơ, sốt, đau ngực, rụng tóc, mệt mỏi...…
Không dùng mỡ động vật hoặc dầu ăn thông thường chế biến, mà sử dụng các loại dầu đậu nành, dầu hạt cải… nhưng chỉ ở mức chừng mực. Tất cả món ăn của bệnh nhân tiểu đường không được chế biến thêm dầu ăn.
Những thắc mắc khi bị bệnh tiểu đường nên ăn gì phần nào đã giải đáp được thông qua các kiến thức đã được nhắc đến bên trên. Tập ngay cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh từ hôm nay để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé.
Theo camnang.online tổng hợp