Hiện nay tình trạng tiêu chảy ở trẻ đang ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu cha mẹ lơ là và không có những biểu hiện chăm sóc kịp thời. Có đến 80% ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, cho thấy nguy cơ trẻ bị tiêu chảy rất dễ xảy ra. Khác với những giải pháp điều trị tiêu chảy ở người lớn, trẻ bị tiêu chảy cần đảm bảo được chữa trị đúng cách và kịp thời. Mẹ nên làm gì khi bé bị tiêu chảy?
1. Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các nguyên nhân này thường gây ra do quá trình hấp thu thức ăn, thực phẩm sai cách cũng như những bất ổn trong hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Cụ thể:
– Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột bởi các loại virus, kí sinh trùng có hại khi hấp thu một loại thực phẩm không an toàn nào đó hoặc uống sữa công thức không được pha chế một cách đảm bảo.
– Trẻ có những phản ứng dị ứng thực phẩm với các loại protein có trong sữa công thức, đối với trẻ sơ sinh hoặc dị ứng với thành phần thức ăn có trong đồ ăn dặm, thức ăn đóng hộp…
Vào những ngày trời nóng, có rất nhiều bé bị dị ứng bỉm (tã lót) khiến vùng quấn tả bị đỏ da và có mùi khai. Để khắc phục cũng như phòng ngừa tình trạng này ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần có biện pháp gì? Mách mẹ bí quyết chăm…
– Hệ tiêu hóa không được ổn định, khả năng dung nạp thức ăn kém khiến các loại dưỡng chất cần thiết không thể đi vào trong máu và tồn tại ở ruột, khiến cơ thể bị thiếu chất, dạ dày khó tiêu và đau bụng, tiêu chảy.
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do một số loại thực phẩm lạ, hệ thống tiêu hóa gặp bất ổn ở các bộ phận đường ruột, dạ dày… hoặc những tác động thay đổi khi tập cho trẻ đổi từ uống sữa mẹ sang sữa công thức, từ uống sữa sang ăn dặm.
2. Làm gì khi bé bị tiêu chảy
Nhận thấy bé bị tiêu chảy đột ngột, dù nhiều hay ít mẹ cũng cần áp dụng những biện pháp chăm sóc sau:
– Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất nhiều do tiêu chảy, đảm bảo giúp trẻ cân bằng điện giải, tránh gây mất nước có thể khiến trẻ bị ngất, hôn mê. Khi bị mất nước nhẹ trẻ vẫn tỉnh táo, nhưng khi chuyển sang mức độ mất nước nhiều trẻ sẽ la, quấy khóc và hôn mê, lờ đờ dần nếu mất nước nghiêm trọng.
– Uống bổ sung 100-200ml nước hằng ngày với trẻ sơ sinh và 1,000 – 1,5000 cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
– Bổ sung thêm men vi sinh để cung cấp thêm lợi khuẩn thúc đẩy hỗ trợ tiêu hóa.
– Cho trẻ ăn các món ăn dạng lỏng, dễ hấp thu, không nhiều dầu mỡ để đảm bảo trẻ vẫn có đủ năng lượng và dinh dưỡng.
Bé bị tưa lưỡi do hiện tượng nhiễm nấm, một loại nấm vô hại xuất hiện trong miệng của bé. Khi đó lưỡi của bé thường xuất hiện những đốm trắng. Do chưa biết nhiều kiến thức về bệnh này nên nhiều mẹ đã tìm thật nhiều cách để cạo…
– Đưa trẻ đến tìm khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện tiêu chảy kéo dài và khiến trẻ dần bị suy nhược.
3. Những biểu hiện nguy hiểm cần đưa trẻ đến bác sĩ
– Trẻ bị tiêu chảy 2 ngày mà không hề thuyên giảm.
– Bụng trẻ đau khi bị ấn vào và la khóc nhiều.
– Trẻ đi phân loãng những có cả máu.
– Trẻ bị sốt cao, li bì do mất nước dù đã bù nước, miệng lưỡi khô, mắt trũng sâu, khóc không ra nước mắt.
4. Ngăn ngừa nguy cơ trẻ sơ sinh bị tiêu chảy lần sau
Để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị tiêu chảy cũng như bảo vệ cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Lưu ý trong quá trình pha bình sữa thật cẩn thận, đảm bảo khử trùng, sạch sẽ.
– Sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, luôn rửa kỹ tay trước khi cho trẻ ăn và chế biến sữa uống, đồ ăn cho trẻ.
– Lưu ý về chế độ ăn uống, thực phẩm mẹ đã hấp thu khi vẫn cho con bú để tránh gây ra những phản ứng về hệ tiêu hóa nếu trẻ uống sữa mẹ.
– Không cho trẻ ăn dặm đột ngột hoặc thay đổi sữa công thức mà chưa có các giải pháp làm quen trước.
– Đảm bảo các loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm là an toàn, phù hợp.
Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu bị giảm sút, cơ thể không còn được khỏe như trước kia cho nên bà bầu thường xuyên bị một số bệnh cảm cúm, ho, sốt... Vậy bà bầu bị sốt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hay không? Bà…
Bé bị tiêu chảy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được mẹ quan tâm và điều trị kịp thời. Luôn đảm bảo cho trẻ ăn uống thực phẩm sạch, chế biến an toàn, hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Theo camnang.online tổng hợp