Khi bé bị viêm amidan mẹ phải làm sao?

Viêm amidan không phải là chứng bệnh nguy hiểm đến sức khỏe nhưng thường gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe trong một khoảng thời gian. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn và có thể tái phát trở lại nếu không được điều trị dứt điểm? Tìm hiểu về chứng bệnh này cũng như cách chăm sóc bé bị viêm amidan phù hợp nhất.

 

 bé bị viêm amidan

1. Amidan là gì? Bệnh viêm amidan là gì?

Amidan hay hạnh nhân khẩu cái là một bộ phạn nằm bên trong cổ họng, có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, hình thành tuyến miễn cách diệt vi khuẩn có hại đi từ đường miệng và nơi diệt trùng chơ cơ thể với chức năng hỗ trợ rất nhiều cho hệ thống miễn dịch.

Ta có thể thấy amidan khi há to miệng với 2 hạch nhân to ở trong vòng bạch huyết. Bình thường amidan có màu hồng nhạt, trơn láng, và có kích thước nhỏ. Khi amidan có vấn đề, khoang miệng mất đi chức năng loại thải vi khuẩn có hại xâm nhập, amidan sưng to lên và có thể bị nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây bệnh amidan

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, virus có hại lúc giao mùa, thời tiết chuyển lạnh, hệ miễn dịch bị suy yếu và amidan phải tăng chức năng bảo vệ, chống khuẩn xâm nhập, hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng sưng to.

Thai nhi 5 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Tiếp theo tuần thứ 4 là sự hình thành hệ thống dây thần kinh sơ khai, tiếp đến tuần thứ 5 sự phát triển của phôi thai tiếp tục hoàn thiện từng bước, cụ thể như thế nào chúng ta cùng theo dõi sự phát triển của thai nhi 5…

Bên cạnh đó khi khoang miệng trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, trẻ hay cho tay bẩn vào khoang miệng những loại vi khuẩn sẽ tấn công và amidan không thể đảm bảo loại thải được toàn bộ vi khuẩn. Từ đó vi khuẩn dần ứ đọng, trú ngụ tại amidan, gây viêm nhiễm amidan, tác động đến cuống họng.

3. Triệu chứng của viêm amidan

Do nằm ở bộ phận ngay gần cuống họng, những biểu hiện viêm amidan có thể biểu hiện rõ rệt từ các vấn đề của cuống họng như:

– Trẻ cảm thấy đau họng nhiều, khó nuốt khi ăn, cơn đau dai dẳng, không ngừng dù đã sử dụng thuốc và không hề bị cảm.

– Bị lạc giọng hoàn toàn, có thể mất giọng nói ở thời điểm này.

– Miệng khô, thường đắng miệng, lưỡi trắng, niêm mạc bên trong cổ họng bị đỏ, nổi hạch nơi góc hàm.

– Viêm amidan mãn tính gây ra tình trạng trẻ ngủ ngáy, thở bằng miệng. Phát âm với giọng mũi rất khó nghe. Bệnh có thể gây ngưng thở khi ngủ, gây ra triệu chứng thiếu máu oxy lên não rất nguy hiểm.

– Vòm họng có mủ, mụt phỏng và lở loét nếu trẻ bị nhiễm virus coxsackie.

– Amidan sưng to có bao phủ các chấm trắng và gây mùi hôi trong miệng trẻ do bị nhiễm khuẩn cầu, khiến trẻ bị mệt mỏi, sốt cao.

4. Nên làm gì khi bé bị viêm amidan

bé bị viêm amidan

– Nhận thấy trẻ bị sốt cần thực hiện các giải pháp hạ sốt cho trẻ, bổ sung nước và dinh dưỡng để trẻ có thêm sức đề kháng.

Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt cao?

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa được ổn định nên thường xuyên gặp phải những tình trạng cảm sốt, mệt mỏi, nhiễm virus, nhiễm khuẩn. Trong đó tình trạng sốt ở trẻ thường là một trong những biểu hiện khiến cha mẹ lo lắng nhiều nhất. Khi trẻ…

– Thường xuyên cho trẻ súc miệng nước muối để bảo vệ khoang miệng của trẻ luôn được sạch sẽ, bổ sung nước ép có vị chua để tăng cường vitamin C, bổ trợ cho hệ miễn dịch của trẻ.

– Cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu thấy amidan sưng to để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.

– Nếu tình trạng viêm amidan tái phát, biến chứng mãn tính, khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng thì cần tiến hành cho trẻ phẫu thuật cắt amidan dưới sự tư vấn của bác sĩ.

5. Làm gì khi bé có dấu hiệu viêm amidan

bé bị viêm amidan

Khi bé có dấu hiệu viêm amidan, cần kiểm tra như sau:

– Kiểm tra vòng họng, soi đèn pin xem có thấy amidan bị sưng không.

– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, sốt quá 38 độ C thì hạ sốt cấp tốc cho trẻ.

– Ấn nhẹ 2 bên hàm để xem liệu trẻ có bị nổi hạch hay không.

– Kiểm tra tai, màng nhĩ xem có xuất hiện mũ trong tai hay không.

– Bổ sung thêm nước cho trẻ để khoang miệng được sạch và trẻ mau hạ sốt hơn.

– Chỉ cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng để trẻ có thể hấp thu.

– Không cho súc miệng bằng nước muối và ngửa cổ khò nước, có thể tác động đến amidan và làm vi khuẩn đi sâu vào vòm họng hơn.

Nếu tình trạng bé bị amidan tái phát nhiều lần, mẹ nên cho bé đến khám bác sĩ để có những tư vấn và đơn thuốc phù hợp để điều trị kịp thời, giúp trẻ đẩy lùi bệnh và tránh gây ra biến chứng tái phát.

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

Chia tay tuần thứ 36 mẹ bầu và thai nhi cùng nhau tiến đến tuần thứ 37, vậy là chỉ còn 3 tuần nữa thôi là bé yêu chính thức chào đời. Nhưng trước tiên chúng ta cần phải biết thai nhi 37 tuần tuổi này phát triển như thế nào rồi?…

Theo camnang.online tổng hợp