Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm nên rất dễ gặp phải những biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ, da sần sùi và gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Tình trạng da liễu ở các bé luôn là một trong những biểu hiện trẻ phải đối mặt trong các tháng đầu tiên của cuộc đời. Nguyên nhân gây ra các tình trạng da liễu ở trẻ thường do tác động của môi trường xung quanh, thay đổi cơ địa hay dị ứng với loại chăn mền, quần áo đang mặc. Phát hiện sớm tình trạng da bé bị sần sùi sẽ giúp giảm thiểu tình trạng hư tổn của làn da, cũng như ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra cho làn da của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
1. Những biểu hiện da bé bị sần sùi thường gặp
Tình trạng da bé bị sần sùi là cách miêu tả chung được các mẹ dùng cho những biểu hiện da liễu ở bé. Biểu hiện da sần sùi xuất hiện theo nhiều cách như là nổi mụn, mọc chàm, da mẩn đỏ từng mảng hay bong tróc các lớp vảy.
Những biểu hiện da liễu sau đây thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
– Da bé bị sần sùi, nổi mẩn đỏ nhiều ở má, cằm, trong bụng, sau lưng…
Cảm sổ mũi là bệnh thường gặp ở hầu hết các trẻ. Bình thường bệnh này không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi.…
– Bé bị nổi hạt kê với những chấm mụn li ti như cám gạo bám trên da, chạm vào thấy sần sùi. Xuất hiện ở các vùng trán, thái dương…
– Bé bị chàm ở hai má và các vùng khác trên cơ thể như mông, bụng, bộ phạn sinh dục… với những mảng đỏ lớn.
– Bé bị mọc nốt mẩn đỏ, có thể mưng mủ ở gáy, lưng, rốn…
– Xuất hiện các vết đỏ ở miệng khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn.
– Nổi mẩn đỏ và sần sùi ở 2 rãnh mông khiến trẻ bị đau rát, khó đi, hăm.
– Vùng da ở lưng có những biểu hiện khô, sần, bong tróc từng mảng giống như bị nẻ.
2. Những nguyên nhân khiến da bé bị sần sùi
Tùy theo từng biểu hiện da liễu trẻ hiện có mà ta có thể xác định nguyen nhân khiến da bé bị sần sùi cũng như cách khắc phục tình trạng làn da:
– Da bé bị sần sùi do nổi hạt kê
Làn da của bé bị sưng tấy với những nốt mụn nổi lên bề mặt, trông giống nhưng hạt nhọt nhỏ nhưng không có mủ. Xuất hiện nhiều ở má, trán, thái dương và tay, chân, không gây đau cho trẻ.
Mụn kê xuất hiện là do rôm sảy, dị ứng với loại dưỡng da, sữa tắm đang sử dụng cho trẻ hoặc do dị ứng với nước giặt, nước xả có trên quần áo, chăn mền, tã của trẻ.
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy vậy tình trạng bé bị táo bón thường được nhận định là nghiêm trọng hơn nếu mẹ không phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi bé bị táo bón,…
– Bé bị chàm
Chàm ở trẻ nhỏ thường nổi lên theo từng mảng lớn màu đỏ, khiến da bé bị khô, tróc vảy. Tình trạng chàm xuất hiện ở bất kì trẻ nhỏ nào từ 1-5 tháng tuổi, có thể do ảnh hưởng dị ứng sữa uống, dị ứng với các thành phần có trong sữa mẹ do mẹ ăn phải món ăn không phù hợp, da bị khô do thay đổi thời tiết, trời chyển lạnh.
– Bé bị nổi mẩn đỏ
Tình trạng nổi mẩn đỏ cũng là một trong những biểu hiện khiến da bé bị sần sùi, rát và nhạy cảm trong thời gian dài. Mẩn đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên người của trẻ như mặt, tay chân, cổ, lưng, bụng, mông. Đặc biệt mẩn đỏ khi xuất hiện ở mông thường gây đau rát, khiến trẻ đi ngoài không được thoải mái.
Nếu trẻ bị mẩn đỏ ở mặt, có thể do những tình trạng dị ứng thời tiết, dị ứng sữa hay chất liệu vải chăn mền không được thoải mái.
Các vết mẩn đỏ ở miệng thường do miệng của trẻ chưa được lau sạch sau mỗi lần bú, tạo điều kiện cho khuẩn nấm hoành hành. Những nốt mẩn sẽ khiến trẻ đau nhức khi mở miệng, khiến trẻ biếng ăn, yếu sức.
Vết mẩn nổi ở mông thường do trẻ bị hăm tã do thường xuyên đeo tả cho trẻ, vùng nước tiểu đọng ở mông gây ẩmb hoặc do mồ hôi, tăm chưa được lau sạch mà vẫn còn ẩm, từ đó nấm phát triển làm kích ứng da của trẻ.
Tạm biệt tuần thứ 21, mẹ và bé bắt đầu bước vào thai nhi 22 tuần tuổi. Còn em bé đã phát triển như thế nào rồi và cơ thể mẹ bầu có những chuyển biến gì khác so với những tuần trước không? > Sự phát triển của thai nhi 21…
3. Mẹ nên làm gì khi da bé bị sần sùi
Khi nhận thấy da bé bị sần sùi, mẹ không nên lo lắng và tìm những loại thuốc bôi cho trẻ mà chưa có được sự tư vấn của bác sĩ.
Luôn đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ thật sạch sẽ, hạn chế sử dụng những loại sữa tắm, phấn rôm và thay vào đó là tắm nước ấm thông thường và có thể kết hợp các loại lá lành tính, không gây kích ứng da.
Thay tã thường xuyên cho trẻ, hạn chế dùng các loại tã giấy bởi nguy cơ gây hăm cao.
Thường xuyên vệ sinh chăn mền cho trẻ, chọn chất liệu vải thoáng mát, cotton thấm hút mồ hôi để làn da của trẻ luôn được an toàn.
Khi thấy da bé bị sần sùi, mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bôi không an toàn cũng như các loại thuốc bôi của người lớn bởi da bé vẫn còn đang rất nhạy cảm. Thực hiện các nguyên tắc chăm sóc như trên và giữ gìn cơ thể trẻ sạch sẽ, nếu có các biểu hiện da liễu nghiêm trọng hơn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.
Theo camnang.online tổng hợp