Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có được hệ miễn dịch ổn định nên rất dễ nhiễm các loại virus nguy hiểm. Bên cạnh những loại virus đã được tiêm phòng, thì trẻ vẫn có nguy cơ nhiễm các loại virus cảm lạnh, cảm cúm với những biểu hiện ho sốt, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi. Khi bé bị viêm họng, các mẹ nên làm gì để có được những giải pháp điều trị phù hợp?
1. Dấu hiệu khi bé bị viêm họng
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa bộc lộ được những cảm xúc của bản thân một cách rõ rệt khi bị đau nhức. Trong đó triệu chứng viêm họng thường là một trong những biểu hiện được phát hiện muộn nhất, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Khi bé nhà bạn bị viêm họng, cần lưu ý những dấu hiệu sau để nhận biết sớm:
– Đau rát cổ họng, la khóc nhiều, nói không rõ chữ, nói khó, nuốt đau, vướng, nước mũi chảy nhiều, nôn, trớ.
– Với trẻ sơ sinh thì thường quấy khóc, bỏ bú, tiếng khóc nghe xé tai, nhỏ dần, thân nhiệt tăng cao, sốt đến 40 độ.
– Khi kiểm tra thấy bên trong họng của trẻ sưng to, amidan sưng đỏ, xuất hiện hạch ở ocor, đau đầu, nôn ói, trớ sữa..
2. Bé bị viêm họng mẹ nên làm gì?
Dựa theo tình trạng viêm họng ở trẻ do nguyên nhân gì, biểu hiện ra sao cũng như loại viêm họng trẻ đang mắc phải là viêm họng cấp tính hay mãn tính mà có những giải pháp điều trị phù hợp.
Khi mang thai bà bầu phải đối mặt với rất nhiều những triệu chứng bất thường, ví dụ như bị đau đầu, bị ra máu âm đạo... nhưng có lẽ khó chịu nhất là bà bầu bị mẫn ngứa, ngứa làm cho bà bầu rất khó chịu và hiện tượng bị…
– Viêm họng cấp do virus
Những biểu hiện viêm họng cấp có thể tự khỏi nếu trẻ được điều trị kết hợp trong thuốc cảm cũng như không cần sử dụng thêm kháng sinh. Tuy vậy cũng cần giữ ấm cổ họng cho trẻ, đảm bảo có dấu hiệu thuyên giảm các triệu chứng cảm cúm. Sau từ 5-7 ngày, bé nhà bạn sẽ có những biểu hiện giảm sốt hiệu quả hơn.
– Viêm họng cấp do vi khuẩn
Tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng mưng mủ cổ họng, áp xe amidan, viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang… cần được khám và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa nhi. Thời gian điều trị thường trong khoảng 7 ngày, có thể phối hợp với các loại siro giảm ho nhưng cần có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
3. Những lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm họng
Để hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng viêm họng của trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Luôn giữ thân nhiệt của trẻ ở mức ổn định, không quá nóng hay quá lạnh, nhiệt độ ở mức 27 độ C, cho trẻ đắp chăn hoặc mặc quần áo vừa đủ.
– Lau người cho trẻ bằng khăn ấm chứ không tắm trực tiếp như bình thường, cũng như hạ thân nhiệt cho trẻ.
– Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có thể cho ăn các loại thức ăn lỏng, dễ nuốt thay thế cho trẻ dễ hấp thu để có đủ dinh dưỡng đề kháng bệnh. Với trẻ sơ sinh thì cho bú nhiều hơn, chia nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ mà không khiến trẻ bỏ bú.
Dứa là món trái cây tráng miệng được rất nhiều thích, bởi dứa có vị chua chua, ngọt ngọt lại giòn giòn. Nhưng đối với bà bầu ăn dứa có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe thai nhi hay không? Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu có được…
Một số giải pháp chăm sóc kịp thời khi nhận biết bé bị viêm họng. Luôn quan sát mọi biểu hiện của con để đảm bảo sức khỏe của bé nhà bạn đang ở trong trạng thái khỏe mạnh.
Theo camnang.online tổng hợp