Các cách xử lý đau mắt đỏ tốt nhất cho người lớn

Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện theo dịch và gây ra những tác động khó chịu đến đôi mắt trong khoảng 1-2 tuần. Bệnh rất dễ lây lan và bùng phát, khiến nhiều gia đình băn khoăn khi tìm cách phòng tránh và điều trị bệnh đúng cách. Cách xử lý đau mắt đỏ tốt nhất là gì? Và làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh?

 

cách xử lý đau mắt đỏ

1. Triệu chứng đau mắt đỏ

Những triệu chứng liên quan đến đôi mắt dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra tình trạng đau mắt đỏ của bản thân sớm hơn:

– Thấy cộm ngứa ở mắt khiến người bệnh thường dùng tay dụi mắt, gãi mắt và có thể tác động khiến đôi mắt trở nên nguy hiểm hơn.

– Mắt đột ngột sưng, nhức, có các tia máu đỏ ở trong lòng trắng. Mí mắt sưng và thậm chí khi lật lên có thể thấy viền trắng đọng ở mí mắt, báo hiệu biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

– Chảy nhiều nước mắt, với dịch vàng rỉ ra.

– Mắt có nhiều ghèn, mủ trắng. Hai mắt khó mở vào buổi sáng do có nhiều ghèn ra dính khô cứng 2 mắt.

– Có thể xuất hiện trước ở một mắt rồi lan sang mắt thứ 2.

– Kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đau họng, ho, có hạch, sốt nhẹ.

– Có nguy cơ biến chứng thành viêm kết mạc.

Người bị bệnh trầm cảm nên ăn gì để điều trị?

Bệnh trầm cảm thường xuất hiện do những tác động tiêu cực nào đó đến tâm lý người bệnh, gây ra những tình trạng rối loạn cảm xúc, khó tập trung, khó ngủ, ăn không ngon và thường có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. Để điều trị…

2. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Cụ thể nguyên nhân gây bệnh do cơ thể nhiễm phải loại virus Adenovirus, hoặc các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất khi vào thời điểm mùa hè, chuyển màu, độ ẩm cao và nắng nóng nhiều khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho các loại khuẩn, virus xâm nhập.

Hơn nữa, môi trường không khí tại Việt Nam bị ô nhiễm khá nhiều, tiếp xúc với khói bụi khiến đôi mắt dễ bị nhiễm trùng.

Những nguyên nhân khác như vệ sinh cá nhân tại nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh không sạch sẽ, dùng chung đồ dùng, khăn mặt với người bị bệnh… dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

3. Cách xử lý khi bị đau mắt đỏ

Khác với trẻ nhỏ cần có những lưu ý khi chăm sóc, điều trị bệnh. Người lớn khi bị đau mắt đỏ cần tích cực vệ sinh sạch sẽ đôi mắt thường xuyên để giúp đôi mắt hồi phục nhanh hơn.

– Thường xuyên dùng bông gòn, tăm bông lau ghèn, làm sạch mắt ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau khi mới đi ra ngoài. Hạn chế dùng loại khăn giấy ướt loại có mùi, không đảm bảo. Dùng dung dịch nước muối sinh lý chứ không nên dùng nước muối tự pha do muối nhà bạn có thể không được sạch.

– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi khử trùng cho mắt.

– Khi nhỏ dung dịch nhỏ mắt được bác sĩ cho, không chọc đầu nhỏ thẳng vào mắt mà nên nhỏ từ xa.

Khi bị ung thư thực quản nên ăn gì để điều trị?

Tình trạng người mắc bệnh ung thư đang ngày càng tăng cao trong xã hội ngày nay do những tác động của lối sống, thói quen ăn uống không khoa học và sử dụng nhiều thực phẩm độc hại mà ta không hề hay biết. Hầu hết các ca ung…

cách xử lý đau mắt đỏ

– Không dùng khăn bông rửa mặt khi bị đau mắt đỏ mà nên rửa mặt dưới vòi nước, thấm nhẹ với khăn bông mềm, sạch, dùng riêng chứ không dùng chung với ai.

– Không tự tiện đắp các loại lá chữa mắt truyền miệng như lá trầu, lá dâu…

– Khi bị đau mắt, ra đường cần đeo kính râm để hạn chế bụi bẩn vào mắt. Tốt nhất nên ở nhà để hạn chế lây lan ra ngoài.

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh khi chưa bị đau mắt đỏ.

– Nghỉ ngơi, thư giãn đôi mắt chứ không nên coi tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều khi bị bệnh.

– Khi đau mắt đỏ nên tìm bác sĩ để khám. Khi nhận thấy bệnh có những biểu hiện nghiêm trọng hơn, mắt mờ dần, đau nhức nhiều hơn thì cần tìm bác sĩ kiểm tra để được điều trị tích cực.

– Không dùng tay không dụi tay vào mắt kể cả khi bị đau mắt đỏ hay không. Các đầu ngón tay không sạch sẽ có thể gây bệnh, cũng như sinh ra các chứng bệnh nguy hiểm về mắt.

– Tránh xa trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ để tránh lây bệnh cho trẻ.

– Không tự tiện sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

– Nếu có những biểu hiện sốt nhẹ, ho cũng đừng quá lo lắng, đây là những biểu hiện phòng vệ, kháng lại của hệ miễn dịch.

Mẹo chữa bóng đè khi đang ngủ hiệu quả

Bóng đè là một hiện tượng xuất hiện khi bạn ngủ, tâm trí thì tỉnh táo nhưng lại không thể cử động được. Hiện tượng này thường gây sợ hãi cho nhiều người vì không biết nguyên nhân là do đâu. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia…

4. Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Khi nhận thấy có những dấu hiệu xuất hiện dịch đau mắt đỏ, bạn và gia đình cần thực hiện ngay những biện pháp phòng tránh như sau:

cách xử lý đau mắt đỏ

  • Không dụi mắt bằng tay không khi ngứa. Dạy cho trẻ cách không dùng tay dụi mắt.
  • Thường xuyên rửa sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi rửa mặt, rửa ghèn trong mắt.
  • Đảm bảo vệ sinh đôi mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 lần/ngày để đảm bảo đẩy lùi bụi bẩn, vi khuẩn trong mắt.
  • Giặt sạch sẽ ga trải giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước ấm khi đến mùa dịch, nhất là các loại chăn mền dành cho trẻ nhỏ.
  • Không rửa mặt bằng chậu, cả nhà nên thay thói quen rửa mặt dưới vòi nước cũng như dùng khăn bông sạch, khô chỉ để lau khô mặt. Mội người trong nhà nên có một khăn mặt riêng.
  • Không tra các loại thuốc mắt chưa được cho phép, cũng như không sử dụng chung với người bị đau mắt đỏ từng sử dụng.

Đau mắt đỏ luôn có khả năng xuất hiện vào một thời điểm trong năm và có thể gây ra những tác động không nhỏ đến cộng đồng người cụ thể. Những cch xử lý đau mắt đỏ trên đây sẽ giúp bạn và gia đình có những giải pháp bảo vệ đôi mắt hiệu quả hơn, đảm bảo đôi mắt luôn được khỏe mạnh.

Theo camnang.online tổng hợp