Bí quyết chăm sóc bé bị cảm cúm mẹ nên biết

Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch khá yếu và rất dễ bị tác động bởi các loại virus, khuẩn có hại trong môi trường. Bên cạnh đó do thể trạng trẻ nhỏ đang còn yếu nên những thay đổi của môi trường đều có thể khiến trẻ có thể dễ dàng bị cảm cúm. Khi thấy bé nhà bạn có những dấu hiệu cảm cúm, ta nên làm gì để chăm sóc bé được tốt hơn?

bé bị cảm cúm

1. Cho trẻ nghỉ ngơi

Ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mệt mỏi, ho, sổ mũi, cảm sốt, nên cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động học tập, vui chơi ngay lúc này. Sức khỏe của trẻ sẽ được hồi phục nhanh hơn nếu được nghỉ ngơi điều độ.

Tuy vậy việc cho trẻ nghỉ ngơi không có nghĩa thúc ép trẻ nằm trên giường ngủ 24 giờ/ngày mà có thể cho trẻ đi loanh quanh trong nhà, vui chơi ở những nơi kín gió, môi trường trong lành, sạch sẽ.

2. Làm ẩm không khí, tạo không gian có nhiệt độ vừa đủ

Khi trẻ bị cảm, cơ thể thường khô và mất nước nhiều, tác động một môi trường có độ ẩm ổn định sẽ giúp trẻ có thể hô hấp dễ dàng hơn. Các mẹ có thể sử dụng máy hút ẩm chuyển dụng để tạo bầu không khí trong lành cho trẻ, khi trẻ bị sốt, ho có thể làm ẩm phòng tắm bằng cách xả nước nóng cho tỏa hơi nhiệt, cho trẻ vào và vỗ lưng nhẹ cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn.

Thai nhi 11 tuần tuổi có gì mới

Thai nhi 11 tuần tuổi đã có những điểm mới so với những tuần trước đó, lúc này em bé của chúng ta có lẽ đã lớn bằng một quả trứng gà rồi cơ đấy. Ngoài ra thì em bé còn nhiều điểm mới hơn hẳn khiến mẹ phải bất…

bé bị cảm cúm

Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức ổn định 27-28 độ C, nhiệt độ quá thấp có thể làm trẻ bị sốc nhiệt, trong khi nhiệt độ quá cao không thể giúp trẻ hạ thân nhiệt khi sốt cao. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức vừa phải, sao cho khi bước vào ta không cảm thấy lạnh là được.

3. Sử dụng bình xịt, bình hút mũi cho trẻ

Khi bé bị cảm, tình trạng nước mũi chảy nhiều cũng là một vấn đề mẹ cần xử lý ngay. Nước mũi chảy nhiều sẽ dễ tạo mảng lớn trong cánh mũi, khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Trong khi đó nước mũi cũng có thể chảy xuống cổ họng thành đờm, khiến trẻ dễ bị sặc, ngứa, ho, khó thở.

Để đẩy hết được lượng dịch mũi ra bên ngoài, các mẹ có thể sử dụng bình xịt mũi hoặc hút mũi để đẩy hết lượng đờm ra. Bình hút, xịt mũi thường có nhiều loại khác nhau như: ống hút mũi đẩy dịch mũi ra đầu bên kia, ống xilanh bơm nước và dùng nước đẩy dịch mũi ra ngoài hay ống hút đờm, tăm bông.

Ngoài ra mẹ có thể vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng những loại ống này với dung dịch nước muối sinh lý NaCl, hoặc pha nước ấm với muối nồng độ loãng.

Cách hút dịch mũi cho trẻ:

Cho trẻ nằm ngửa, lót 1 tấm khăn bên dưới, cho trẻ nghiêng đầu qua một bên. Nhỏ 2-3 giọt nước muối vùng mũi trẻ, để trong 1 phút và dùng tăm bông ngoáy lấy phần dịch ra.

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi

Thai nhi 21 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ những bộ phận trên cơ thể và tuần thứ 21 này dường như những giác quan của bé đã hoàn thiện giống như một em bé sơ sinh, bé đã biết cảm nhận những âm thanh, tiếng động và cảm…

Hoặc cho ngồi thẳng, dùng ống xịt mũi, bóp cho phần dịch bị đẩy chảy theo đường lỗ mũi bên kia ra ngoài. Nếu dùng ống xi lanh, ta bơm thêm một lượng nước muối nhất định, bơm mạnh vào cánh mũi phải để dịch chảy qua mũi trái.

Với dụng cụ hút mũi, đưa ống hút mũi làm sạch ngay phần đầu mũi của trẻ, bóp ống hút để phần dịch mũi đi vào ống.

4. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi bị cảm cúm, cơ thể bé thường xuyên mệt mỏi, bên cạnh đó khi bị sốt các bé cũng sẽ bị mất nhiều nước do ra nhiều mồ hôi. Hãy bù nước nhiều hơn để cân bằng điện giải trong cơ thể trẻ. Bổ sung một lượng từ 500-1000ml cho trẻ từ 4 tuổi trở lên khi bị cảm, với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi thì có thể cung cấp một lượng nước từ 150-400ml/ngày, kết hợp uống sữa mẹ, sữa công thức.

bé bị cảm cúm

Bên cạnh nước lọc, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các lọa nước ép trái cây, sinh tố để cung cấp thêm vitamin cần thiết. Nguồn chất xơ dồi dào có trong nước ép sẽ là những dưỡng chất cần thiết để trẻ tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.

5. Thức ăn dạng lỏng

Khi trẻ bị cảm, hệ tiêu hóa thường hoạt động không được ổn định, cũng như tình trạng mệt mỏi sẽ khiến trẻ không thể ăn các món ăn như thông thường. Những lúc này trẻ thường chỉ có thể ăn các món ăn dạng lỏng như cháo, súp, nước canh… Để đảm bảo vẫn cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng để trẻ có năng lượng, các mẹ có thể hầm xương, thịt nhừ và nấu cùng cháo, súp.

Da bé bị nổi mụn có đáng lo ngại hay không?

Như ta đã biết, da trẻ trong giai đoạn đầu khi mới sinh ra và sau vài tháng tuổi vẫn chưa được hoàn thiện. Làn da trẻ thời điểm này vẫn rất dễ bị kích ứng và có thể xuất hiện những biểu hiện da liễu nguy hiểm. Một trong…

Các loại chất cũng cần có sự cân bằng phù hợp giữa đạm, chất xơ, béo… do đó nên kết hợp xay thêm rau củ trong các món cháo, súp để trẻ ăn, nhờ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn và nhuận tràng hơn.

5 bí quyết chăm sóc bé bị cảm cúm trên đây sẽ giúp các mẹ không còn lo lắng thì thấy bé nhà mình có các vấn đề về sức khỏe. Đừng lo lắng và biểu hiện cơ thể của trẻ sẽ tốt hơn qua từng năm tháng, cũng như có được sức đề kháng phòng bệnh tốt nhất về sau. Nếu thấy trẻ không có những biểu hiện khỏe lên, hãy cho trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.

Theo camnang.online tổng hợp